Sửa bếp từ tại nhà đang ngày càng trở thành một nhu cầu khá phổ biến. Bởi hầu như hiện nay gia đình nào cũng sử dụng các mẫu bếp từ hiện đại để thay thế cho bếp gas trong việc chế biến thức ăn. Trong quá trình sử dụng, khách hàng sẽ gặp phải một số lỗi bếp từ gây khó chịu hoặc làm gián đoạn quá trình nấu nướng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bếp từ chính hãng. Phan Hoàng Gia là đơn vị hiểu rõ quá trình sử dụng bếp như thế nào cũng như các lỗi bếp từ thường gặp nhất là gì?
Bài viết này anh chị hãy cùng shop Phan Hoàng Gia điểm qua một số lỗi thường gặp của bếp từ và cách sửa bếp từ tại nhà nhanh chóng, chính xác và đơn giản nhất nhé!
1. Lỗi bếp từ là gì?
Bếp từ hay còn gọi là bếp điện từ. Đây là dòng bếp hiện đại, sử dụng điện năng để chuyển hóa năng lượng điện thành từ trường làm nóng mâm nhiệt. Từ đó sinh ra nhiệt lượng để làm chín thức ăn. Bếp từ không sinh khói, không sinh bụi và các chất độc hại như C02, đảm bảo không khí luôn sạch và an toàn cho sức khỏe gia đình.
Lỗi bếp từ là những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng bếp từ. Những lỗi này thường xuất hiện trong quá trình nấu ăn, khiến cho bếp không thể hoạt động hoặc hoạt động yếu, không đạt hiệu quả như mong muốn. Khiến cho quá trình hoạt động của bếp bị gián đoạn, việc nấu ăn trở nên dang dở.
Có thể chia các lỗi bếp từ ra một số trường hợp sau đây:
- Lỗi bếp từ do các bộ phận bên trong bếp bị hỏng hóc, sử dụng lâu xuống cấp
- Lỗi bếp từ do bếp không tương thích với các vật dụng bên ngoài
- Lỗi bếp từ do nguồn điện sử dụng bếp quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với hiệu điện thế của bếp…
Lỗi bếp từ xuất hiện khi bếp đã sử dụng lâu ngày, hoặc sử dụng quá nhiều trong một thời gian ngắn, với công suất. Đôi khi cũng có người dùng chưa nắm rõ các hướng dẫn sử dụng bếp nên chưa thao tác đúng trong quá trình nấu.
2. Một số cảnh báo lỗi bếp từ được mặc định sẵn trên bếp
Trong quá trình sử dụng bếp từ, khách hàng sẽ gặp phải một số lỗi của bếp từ. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là lỗi của bếp từ. Mà nói chính xác hơn là một số cảnh báo của bếp để người dùng điều chỉnh bảng điều khiển bếp hoặc thay đổi dụng cụ nấu, thay đổi hành vị sử dụng bếp cho phù hợp.
Một số cảnh báo lỗi bếp từ được nhà sản xuất cài đặt sẵn, cụ thể như:
Mã lỗi | Chi tiết lỗi |
E0 | Không nhận nồi |
E1 | Bếp từ bị quá nhiệt |
E2 | Điện cung cấp quá mạnh |
E3 | Điện cung cấp quá yếu |
E4 | Nhiệt độ nồi quá cao hoặc điện cung cấp quá tải |
E5 | Trở cảm biến bị quá nhiệt |
E6 | Nhiệt độ nồi quá cao hoặc trở cảm biến nhiệt bị lỗi |
EF | Bếp từ bị ướt |
AD | Đáy nồi không bằng phẳng hoặc quá nóng |
Khi bếp từ nhà bạn gặp trục trặc, việc này sẽ làm bạn khó chịu vì quá trình nấu nướng bị ngắt quãng, hoặc làm bữa ăn bị gián đoạn.
Những lỗi bếp từ này do quá trình hoạt động thường gặp nên đã được nhà sản xuất cài đặt sẵn trong bảng điều khiển. Mỗi khi gặp tình huống, bếp từ sẽ phát tín hiệu để cảnh báo người dùng. Việc điều chỉnh, khắc phục đối với các lỗi này khá đơn giản.
Thay vì phải đợi tìm các thợ sửa bếp, chỉ cần chúng ta hiểu rõ cách sử dụng bếp và thử xem bếp nhà mình rơi vào trường hợp nào để biết cách khắc phục.
3. Cách sửa bếp từ không nhận nồi – lỗi E0
Bếp từ báo lỗi E0 là cảnh báo bếp từ không nhận nồi nấu. Nguyên nhân dẫn đến Lỗi E0 thường xuất phát từ các điểm sau:
- Chất liệu của nồi/ chảo không tương thích với bếp từ. Như nồi thuỷ tinh, nồi sứ, nồi đất..
- Đường kính của dụng cụ nấu ăn quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước vùng nấu của bếp
- Nồi chảo đặt không đúng vị trí vùng nấu, hoặc chưa có dụng cụ nấu ăn nào được đặt lên bề mặt bếp sau khi bếp đã khởi động.
- Bề mặt đáy của nồi, chảo không bằng phẳng, bị ướt hoặc dính dị vật…
Từ các nguyên nhân trên, người dùng chỉ cần thay đổi dụng cụ nấu ăn, sử dụng loại nồi chảo có đáy nhiễm từ và kích thước phù hợp với kích thước vùng nấu là được. Đặc biệt, trước khi đặt nồi lên bề mặt bếp cần lau khô đáy nồi, kiểm tra và loại bỏ các vật bám dính dưới đáy nồi, lau khô mặt bếp trước khi dùng để đảm bảo việc liên kết từ trường giữa bề mặt bếp và dụng cụ nấu được hiệu quả.
Nếu sử dụng bếp gas hoặc bếp hồng ngoại, người dùng có thể tùy chọn bất cứ loại nồi nào để đun nấu. Nhưng khi sử dụng bếp từ, bạn phải chọn những loại nồi nhiễm từ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách, xem dưới phần đáy nồi sẽ thấy những ký hiệu dập nổi rất rõ ràng.
Trong trường hợp bếp từ vẫn không nhận nồi và tiếp tục báo lỗi thì người dùng có thể tắt bếp, thử khởi động lại hoặc liên hệ thợ để được hỗ trợ kiểm tra ngay tại nhà.
4. Cách sửa bếp từ quá nóng, quá nhiệt – lỗi E1
Lỗi bếp từ E1 cảnh báo bếp từ đang có lượng nhiệt lớn, dẫn đến tình trạng quá nóng hoặc quá nhiệt. Lỗi này thường xuất hiện trong một số trường hợp như:
- Đun nấu thời gian dài với công suất lớn nhiều lần.
- Linh kiện bếp xuống cấp, hệ thống tản nhiệt bị hư hỏng.
- Quạt gió của bếp điện bị hư không tản nhiệt được
Khi bếp từ hiện mã lỗi E1, người dùng cần tắt nguồn bếp nếu không còn sử dụng nữa. Trong trường hợp đang chế biến món ăn, hãy bấm vào dấu – hoặc chọn mức nhiệt thấp nhất, chỉ đủ vừa nấu. Việc tắt bếp hoặc giảm nhiệt độ nấu sẽ giúp bếp giảm lượng nhiệt phát sinh không cần thiết, bớt nóng, tản nhiệt nhanh và không làm ảnh hưởng đến các bo mạch của bếp.
5. Cách sửa bếp từ điện cung cấp quá mạnh – lỗi E2
Bếp từ xuất hiện lỗi E2 là cảnh báo tình trạng nguồn điện cung cấp cho bếp đang mạnh hơn mức tiêu dùng cần thiết. Lỗi bếp từ E2 xuất hiện do các nguyên nhân như:
- Bếp khi đặt nồi, chảo lên trên mặt bếp mà không có gì bên trong.
- Sử dụng bếp từ với nhiệt độ cao.
- Nguồn điện cung cấp quá mạnh vượt quá khả năng chịu đựng của bếp.
Để có thể khắc phục lỗi bếp E2, người dùng cần kiểm tra lại nguồn điện, chọn công suất và nhiệt độ nấu vừa phải. Đồng thời, cần chuẩn bị sẵn thực phẩm cần chế biến để bỏ vào nồi liền khi bếp hoạt động. Do bếp từ thường có nhiệt độ cao, công suất lớn. Nếu để nồi trống sẽ dẫn đến tình trạng cháy nồi, dư nhiệt…
6. Cách sửa bếp từ khi nguồn điện cung cấp quá yếu – Lỗi E3
Nếu trong quá trình sử dụng mà Bếp từ báo lỗi E3 là đang cảnh báo tình trạng nguồn điện cung cấp cho bếp từ quá yếu khiến bếp không thể hoạt động hoặc hoạt động không đảm bảo hiệu quả. Nguyên nhân của lỗi bếp từ E3 là do:
- Sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc.
- Điện áp cuối nguồn quá yếu.
Cảnh báo này cho biết nguồn điện đang bị thấp hơn 170V
Sau khi phát sinh lỗi E3, Bếp từ sẽ tự ngắt hoạt động. Người dùng cần sử dụng nguồn điện ổn định, đảm bảo định mức hoạt động của bếp. Không sử dụng quá nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng cùng lúc với khi đang sử dụng bếp. Hoặc không sử dụng bếp với công suất lớn trong giờ cao điểm. Vì khi đó nguồn điện quá yếu sẽ không đủ cho bếp hoạt động.
Bạn cần tắt bếp trước. Sau đó kiểm tra lại xem cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong nhà có gặp vấn đề gì không. Thông thường mã báo lỗi này xuất hiện khi hệ thống điện trong nhà đang bị quá tải. Do đó, bạn cần thay thế cầu chì và bộ phận ngắt mạch nếu cần thiết. Bạn cũng cần để cho bếp hạ nhiệt ít nhất 10 phút trước khi bật bếp tiếp tục nấu.
7. Sửa bếp từ bị nhiệt độ nồi quá cao hoặc điện cung cấp quá tải – lỗi E4
Bếp từ sẽ hiển thị cảnh báo lỗi E4 trong trường hợp bếp đun nấu nhiệt độ cao liên tục kéo dài. Điều này khiến cho nhiệt độ của bếp và nồi quá cao, hoặc cần lượng điện cung cấp quá tải.
Để khắc phục lỗi E4, người dùng nên tắt bếp, khởi động lại bếp với các mức công suất và nhiệt độ thấp. Khi bếp hoạt động ổn định rồi mới tăng dần công suất nếu cần thiết.
Trong trường hợp sử dụng công suất lớn hay nhiệt độ cao, không nên sử dụng trong thời gian quá dài để dẫn đến tình trạng bếp bị quá tải.
Nếu bếp vẫn tiếp tục báo lỗi, hãy liên hệ ngay Đội ngũ kỹ thuật của Phan Hoàng Gia để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
8. Cách sửa bếp từ trở cảm biến bị quá nhiệt – lỗi E5
Trở cảm biến bị quá nhiệt là tình trạng mặt bếp từ bị nóng quá mức so với thông thường. Bếp từ là mẫu bếp dùng từ trường tác động lên đáy nồi nhiễm từ làm chín thức ăn, do đó, bếp sẽ không phát sinh lượng nhiệt ra ngoài bề mặt bếp.
Việc bề mặt bếp bị nóng quá mức, kèm theo tiếng bíp bíp và màn hình hiển thị lỗi E5 (hoặc có thể là một kí hiệu khác tuỳ theo cài đặt của các hãng bếp), chứng tỏ bếp bị rơi vào tình trạng cảm biến bị quá nhiệt.
8.1. Nguyên nhân của tình trạng lỗi E5
- Do người dùng đun nấu đồ ăn trên bếp trong thời gian quá liên tục, khiến cho bề mặt của bếp từ vượt quá ngưỡng nhiệt độ cho phép.
- Nguồn điện đi vào bếp không ổn định, quá mạnh so với điện thế của bếp
- Quạt tản nhiệt của bếp bị hỏng hoặc hoạt động không hiệu quả
- Thiết bị sản phẩm đã được sử dụng nhiều năm, các linh kiện và bo mạch bị cũ và hỏng tự nhiên do sử dụng lâu ngày
8.2. Cách khắc phục lỗi E5
- Đối với trường hợp đun nấu quá mức, người dùng chỉ cần tắt bếp và để bếp nghỉ ngơi trong khoảng 10 phút để bếp nguội. Sau đó hãy bật bếp và sử dụng bình thường. Không nên sử dụng bếp công suất cao trong thời gian dài.
- Kiểm tra lại dòng điện đi vào bếp xem có ổn định hay không. Thông thường, điện áp của bếp từ được bán tại thị trường Việt Nam là 220v – 50/60Hz. Người dùng có thể gắn một chiếc CB riêng cho bếp từ để ổn định nguồn điện. Tránh dùng chung nguồn điện của bếp với nhiều thiết bị công suất cao khác.
- Nếu nguyên nhân bếp bị nóng là do quạt tản nhiệt bị hư hoặc hoạt động không có hiệu quả. Bạn cần tắt bếp, rút điện kiểm tra lại tình trạng quạt tản nhiệt. Lấy hết các vật dụng xung quanh làm cản trở hoạt động của quạt, tạo sự thông thoáng xung quanh bếp. Thay thế khi quạt tản nhiệt bị hỏng hóc.
Lưu ý: nếu thực hiện như trên mà bếp vẫn chưa được khắc phục hãy gọi cho trung tâm bảo hành, không nên tự tháo dỡ, sửa chữa vì bo mạch liên kết với nhiều linh kiện khác của bếp.
9. Cách sửa lỗi bếp báo quá nóng, bộ cảm biến nhiệt bị lỗi E6
Khi bếp từ báo lỗi E6, đó là tình trạng bếp từ đang ở trong trạng thái bếp quá nóng, bộ cảm biến nhiệt của bếp đã gặp trục trặc nào đó. Hoặc có thể bộ cảm biến nhiệt cảm nhận được nhiệt độ đáy dụng cụ nấu cao bất thường vượt mức quy định.
9.1. Nguyên nhân của tình trạng bếp từ báo lỗi E6
- Sử dụng công suất quá lớn: Với một số bếp từ đã sử dụng trong một thời gian dài, linh kiện bên trong bếp đều bị hao mòn theo thời gian. Do đó, linh kiện bên trong không chịu được mức nhiệt quá cao, bếp nóng nên bất thường gây lỗi E6 bếp từ.
- Nấu ăn liên tục trong thời gian dài: Khi người dùng sử dụng bếp trong một thời gian quá dài làm hệ thống tản nhiệt của bếp không tản nhiệt kịp cũng dẫn đến bếp quá tải nhiệt.
- Có thể dây dẫn bị lỏng, bị tắt, hoặc bị hỏng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bếp từ bị lỗi E6.
9.2. Cách xử lý lỗi E6 của bếp từ
- Bếp cần được làm nguội ngay bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.
- Kiểm tra hoạt động của quạt giải nhiệt, kiểm tra các lỗ thoát khí, thông hơi xung quanh bếp. Cần tạo sự thông thoáng nhất định cho bếp.
- Trường hợp bếp hỏng linh kiện, bộ cảm ứng biến nhiệt: khi gặp lỗi này, người dùng nên gọi cho đơn vị cung cấp bếp từ để bảo hành theo quy định hoặc gọi điện cho Trung tâm sửa chữa để được khắc phục triệt để.
Nếu đã thực hiện các bước như trên nhưng lỗi E6 bếp từ vẫn không khắc phục, bạn hãy gọi vào số hotline của Phan Hoàng Gia tel: 0933.427.499 để được tư vấn nhé!
10. Cách sửa bếp từ báo lỗi E7
Tình trạng bếp báo lỗi E7 là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bộ phận cảm biến nhiệt của bếp bị cháy, hỏng. Lỗi E7 của bếp từ thường xảy ra khi:
- Các bếp đã được sử dụng lâu năm, không thường xuyên vệ sinh, kiểm tra định kì
- Bếp từ bị va đập mạnh trong quá trình sử dụng
- Bếp từ kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái
Lỗi E 7 xuất hiện thường do các do nguyên nhân sau:
- Sử dụng bếp từ với công suất lớn trong suốt quá trình sử dụng
- Bộ phận cảm biến nhiệt bị hao mòn
- Không thường xuyên kiểm tra, vệ sinh định kỳ
- Xuất hiện tình trạng hở mạch, ngắn mạch trong hệ thống mạch điện của bếp hoặc cảm biến nhiệt đã bị lỏng.
Cách khắc phục lỗi E7: Lỗi E7 là lỗi thiên về kỹ thuật, phải có các kỹ thuật viên với trình độ chuyên môn nhất định mới kiểm tra và xác định được tình trạng của bộ phận cảm biến nhiệt. Do đó, khi bếp từ phát sinh lỗi E7 và đang còn thời gian bảo hành,khách hàng hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ tốt nhất.
11. Cách sửa lỗi Bếp từ bị hỏng cảm ứng – lỗi E8
Lỗi bếp từ bị hỏng cảm ứng là tình trạng muốn khởi động bếp để đun nấu nhưng không thể bấm được. Nếu bị như này rất có thể cảm ứng bếp từ gia đình bạn đã bị hỏng rồi đấy.
Nguyên nhân
- Bếp từ đang ở chế độ “khoá trẻ em”.
- Dùng tay ướt đi bấm khiến bộ phận cảm ứng không thể nhận diện.
- Thức ăn và bụi bẩn dính đầy trên bảng điều khiển.
- Nguồn điện có vấn đề.
- Chập IC
Cách khắc phục
- Nếu bạn đang để bếp từ ở chế độ “khoá trẻ em” mà quên tắt đi thì hãy nhấn phím khoá đó một lúc, khoảng 5 giây rồi bỏ ra là được. Nếu bếp từ gia đình bạn không có nút khoá đó, thì bạn hãy nhấn biểu tượng P (hoặc L) để tắt chế độ này.
- Nếu thiết bị của bạn bị chập nguồn điện, chập bo mạch điện trong bếp, khách hàng không thể tự kiểm tra mà hãy liên hệ hãng để được các kỹ thuật viên tư vấn và hỗ trợ sửa bếp từ một cách chính xác. Không nên tự ý tháo lắp, thay mới các bộ phận.
12. Cách sửa bếp từ bị mất kiểm soát nhiệt độ – lỗi E9
Bếp từ bị mất kiểm soát nhiệt độ E9 thường do các nguyên nhân như:
- Cảm biến nhiệt đã bị lỏng, bị tắt, lỏng dây dẫn.
- Sử dụng nồi, chảo có đáy không thẳng, móp méo
- Điện năng cung cấp cho bếp hoạt động không ổn định, trong bếp không ổn định.
Lỗi E9 của bếp từ xảy ra khi bếp bị mất kiểm soát nhiệt. Bộ phận sensor đo nhiệt trên mâm nhiệt của bếp từ bị lỗi và không thể đo được nhiệt. Đây là mã lỗi xuất phát từ nhà sản xuất nên người dùng cần liên hệ với hãng để được bảo hành. Hãy liên hệ trung tâm sửa chữa gần khu vực bạn nhất để sử dụng dịch vụ sửa bếp từ lỗi E9.
13. Cách sửa bếp từ báo lỗi mặt bếp bị ướt – lỗi EF
Khi màn hình LCD của bếp từ hiện lên mã lỗi EF nghĩa là bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.
- Nguyên nhân: Do quá trình chuẩn bị chế biến thức ăn, người dùng có thể để nước tràn mặt bếp khiến cho bếp từ bị ướt.
- Cách khắc phục bếp từ lỗi EF: Để khắc phục tình trạng bếp từ bị ướt, hãy tắt ngay bếp từ rồi lấy một chiếc khăn lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh. Khi bếp khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.
14. Cách sửa bếp từ báo lỗi nồi nấu quá nóng – lỗi AD
Lỗi AD là tình trạng bếp từ báo lỗi khi nồi nấu quá nóng, hoặc đáy nồi không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều với mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi. Nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.
15. Cách sửa bếp từ lỗi nóng yếu
Lỗi bếp từ nóng yếu xảy ra khi bếp từ phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài. Đây là hiện tượng bếp từ vẫn hoạt động bình thường, các chức năng trên bảng điều khiển không bị lỗi nhưng nhiệt độ của bếp từ không đủ để làm chín thức ăn.
15.1. Nguyên nhân của tình trạng bếp nóng yếu:
- Do lựa chọn mức nhiệt độ và công suất thập không đủ sức tải nhiệt dể làm chín thức ăn
- Do bếp vận hành hết công suất trong 1 thời gian dài khiến các linh kiện bị bào mòn, cần được thay mới
- Do giắc cắm điện không ổn định
15.2. Cách khắc phục lỗi bếp nóng yếu
Về cách sửa lỗi bếp từ nóng yếu, đối với từng loại bếp từ khác nhau chúng ta sẽ có sửa lỗi khác nhau.
- Đối với bếp từ đơn, nếu nhận thấy bếp bị nóng yếu, hãy nhấn nút tắt bếp, sau đó bật chúng lên trở lại. Bạn cũng nên kiểm tra giắc cắm điện của bếp từ. Chắc chắn rằng, giắc cắm phải được cắm riêng 1 ổ không nên thêm bất kỳ thiết bị nào trên một ổ cắm nữa nhé.
- Đối với bếp từ đôi, bạn cần kiểm tra lại điện áp hoạt động của thiết bị. Việc sử dụng bếp từ với nguồn điện có giá trị điện áp quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ gây ra hiện tượng ngắt phần điện dao động kích cho khối công suất.
Bước 2: Thứ hai, bạn hãy kiểm tra thật kỹ tụ điện xem các linh kiện bên trong chúng có bị bào mòn hay rò rỉ gì không. Đây là một trong những thiết bị rất nhanh bị hỏng và già hoá. Bạn cũng đừng nhầm lẫn giữa bếp từ nóng yếu với bếp từ bị ngắt khi đang hoạt động. Bếp từ khi nấu chín đồ ăn sẽ hoạt động ở mức công suất tối đa, sau đó chúng sẽ ngắt 1 vài phút rồi sẽ quay lại chạy như ban đầu.
16. Cách sửa Bếp từ bị lỗi đóng ngắt liên tục
Bếp từ đóng ngắt liên tục là hiện tượng bếp từ hoạt động không ổn định, lúc chạy lúc tắt khiến cho thức ăn chín không đều. Nguyên nhân chính khiến bếp từ mắc lỗi này chính là do hỏng bo mạch.
Đối với lỗi này, bạn không thể tự khắc phục tại nhà bởi đây là lỗi khó sửa chữa, đòi hỏi một thợ có tay nghề cao mới có thể giải quyết triệt để. Bạn có thể liên hệ với dịch vụ sửa bếp từ tại nhà của Phan Hoàng Gia để được kiểm tra và đưa ra cách giải quyết tốt nhất.
17. Cách sửa lỗi bếp từ bị mất nguồn
Bếp từ bị mất nguồn là tình trạng khởi động bếp nhưng không được, bếp không hoạt động.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:
- Cầu chì bị đứt hoặc nổ.
- Hỏng tụ điện.
- Lỗi IC.
- không vệ sinh bếp từ thường xuyên. Khi đun nấu, thức ăn thừa có thể bị gây ra bếp cộng với bụi bẩn và các loại vi khuẩn làm cho mạch điện và bộ phận thoát gió không tiếp xúc được với nguồn điện.
- Tụ 275v – 5uF bị nổ.
- Lỗi cảm biến nhiệt trên mâm từ.
Cách khắc phục
Đối với lỗi cầu chì bị đứt hoặc nổ thì thiết bị sẽ không thể hoạt động. Lúc này, cách khắc phục duy nhất đó chính là thay cầu chì mới.
Đối với các lỗi nghiêng về kỹ thuật, cần tính chuyên môn cao, khách hàng nên liên hệ hãng để được các kỹ thuật viên tư vấn và hỗ trợ sửa bếp từ một cách chính xác. Không nên tự ý tháo lắp, thay mới các bộ phận từ các nguồn bán linh kiện trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
18. Sửa bếp từ kêu tanh tách khi sử dụng lẫn khi ngắt điện
Bếp từ kêu tanh tách khi sử dụng lẫn khi ngắt điện không đảm bảo an toàn khi đun nấu, đồng thời cũng gây ra nhiều rất nhiều trở ngại xấu.
Nguyên nhân
- Thứ nhất, đó chính là đáy xoong còn ướt chưa được lau khô mà đã đưa lên bếp.
- Thứ hai là do rơle đóng ngắt liên tục gây ra tiếng ồn.
Cách khắc phục: Lau khô đáy xoong trước khi đưa lên bếp từ. Trường hợp rơle đóng ngắt liên tục phát ra tiếng kêu tanh tách thì đây là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều loại bếp từ. Do đó, bạn không bạn lo lắng nhé.
Trên đây là một số lỗi thông thường khi sử dụng bếp từ nói chung, ngoài ra có thể có phát sinh những lỗi không nằm trong danh mục này. Các bạn có thể gọi cho nhà cung cấp hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được tư vấn và khắc phục nhanh chóng.
Lưu ý: Không tự tháo ốc vít hoặc mở bếp ra vì nếu bếp còn thời hạn bảo hành cũng sẽ không được bảo hành, như vậy để đảm bảo chất lượng nguyên bản của bếp.
19. Một số lưu ý khi sử dụng bếp từ để tránh bị lỗi
Để quá trình sử dụng bếp từ được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công suất và giảm hao phí điện năng, tránh được các lỗi phát sinh không cần thiết, người dùng nên lưu ý các bước khi sử dụng bếp, như sau:
- Vệ sinh, lau khô mặt bếp trước khi dùng, tránh để các vật, chất dễ biến đổi bị bám dính lên bề mặt bếp.
- Chọn đúng loại nồi xoong, chảo có đáy nhiễm từ tương thích với vùng nấu từ, hoặc vùng nấu hồng ngoại.
- Không để các vật có từ tính như khóa từ, máy tính, tivi, thẻ tín dụng… ở bên cạnh bếp khi bếp đang hoạt động.
- Không đặt các đồ dùng kim loại như dĩa, thìa và nắp vung nồi lên mặt bếp vì sẽ dẫn nhiệt và gây ra bỏng.
- Hạn chế để sôi trào chất lỏng khi nấu canh, nấu cháo trên bề mặt bếp.
- Đối với các vết bẩn lâu ngày, bám dính sâu trên bề mặt bếp, sử dụng các dung dịch tự nhiên như baking soda, nước cốt chanh hoặc giấm trắng…. lau lại bằng khăn mềm cho khô sau khoảng 10 phút.
- Thường xuyên vệ sinh quạt tản nhiệt, đảm bảo không có vật cản như bụi, dầu mỡ,…bịt kín hệ thống quạt gió, tăng khả năng tản nhiệt và thông thoáng cho bếp từ.
- Sử dụng các loại bếp chính hãng, tránh ham đồ rẻ, đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc bạn sử dụng hãng chính hãng và uy tín không những bảo vệ chính gia đình của bạn mà còn được bảo hành lâu dài, các phụ kiện bền và hạn chế lỗi xảy ra, gây tốn kém chi phí sửa chữa.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kì bếp, giúp phát hiện sớm lỗi và hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng bếp.
20. Một số câu hỏi thường gặp khi sửa bếp từ
Trong quá trình tư vấn sửa bếp từ cho khách hàng, ngoài một số lỗi thường gặp như trên, Phan Hoàng Gia thường xuyên nhận được một số câu hỏi khách hàng thường hỏi. Phan Hoàng Gia xin được tư vấn cho khách hàng như sau:
Câu 1: Mặt kính bếp từ bị va đập, có nhiều vết nứt có dùng được không?
Trả lời: Mặt kính bếp từ là bộ phận rất quan trọng của bếp từ, được làm từ những chất liệu cao cấp, có sức chịu nhiệt, chịu lực, chịu sốc nhiệt cao. Mặt kính bếp từ là bộ phận truyền từ trường lên đến đáy nồi, tạo nhiệt để nấu chín thức ăn. Do đó, mặt kính bếp từ chiếm vị thế quan trọng trong việc cấu tạo bếp.
Mặt kính bếp từ nếu đã bị va đập hoặc sốc nhiệt dẫn đến tình trạng bị nứt mặt kính thì nên ngưng sử dụng, kiểm tra lại. Mặt kính bị nứt sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền năng lượng từ trường của bếp lên đáy nồi, chảo. Đồng thời, mặt bếp dễ bị nhiệt độ của bếp tác đồng khiến cho những vết nứt ngày càng bung lên. Quá trình bảo vệ các bo mạch bên trong của bếp cũng không được đảm bảo.
Do đó, khi mặt kính của bếp bị nứt, hãy liên hệ ngay hãng của bếp để được hưởng dịch vụ bảo hành/bảo trì chính hãng. Đội ngũ kỹ thuật của hãng sẽ giúp khách hàng thay mặt kính khác.
Câu 2: Mặt bếp từ bị dính vết cháy có làm sạch được không?
Trả lời: Quá trình nấu ăn có thể khiến mặt bếp từ bị dính các mẩu vụn của thức ăn, thực phẩm chế biến. Khi đun nấu, các mẩu vụn này bị đốt nóng và dính vào mặt kính khiến cho mặt kính bếp từ cũng bị cháy sém. Trong trường hợp này, người dùng có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho vệ sinh bếp, hoặc có thể dùng nguyên vật liệu như giấm, chanh hoặc bột tẩy baking soda để vệ sinh bếp từ bị cháy.
Câu 3: Mua bếp từ tại Phan Hoàng Gia thì có được hưởng chế độ sửa bếp từ tại nhà miễn phí không?
Trả lời: Showroom Phan Hoàng Gia là nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu bếp từ nhập khẩu châu Âu . Chúng tôi chuyên bán sỉ, bán lẻ, vận chuyển và lắp đặt miễn phí các mẫu bếp từ chất lượng tốt, giá cả hợp lí đến tận tay cho khách hàng.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm bán thiết bị nhà bếp, Phan Hoàng Gia có đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, hiểu rõ các thành phần, cấu tạo, quá trình sử dụng cũng như một số lỗi thường gặp và cách khắc phục của bếp từ.
Khách hàng khi mua bếp từ tại shop Phan Hoàng Gia sẽ được hưởng chế độ bảo hành chính hãng từ 2-3 năm (tuỳ theo chính sách bảo hành riêng của từng thương hiệu). Trong thời hạn bảo hành, các lỗi bếp từ do nhà sản xuất sẽ được thương hiệu sửa chữa, bảo hành miễn phí cho khách hàng.
Một số lỗi đơn giản thường gặp sẽ được các kỹ thuật viên bảo hành nga tại nhà của khách. Những lỗi bếp từ liên quan đến mặt kính, linh kiện, bo mạch bên trong bếp sẽ được đưa về hãng bảo hành trong thời gian nhanh nhất.
Quá trình sửa chữa bếp điện từ của chúng tôi diễn ra rất nhanh chóng và không làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Mọi bếp trước khi sửa bếp được chúng tôi báo chi phí và sau khi sửa đều được chúng tôi dán tem bảo hành. Quý khách chỉ cần gọi đến Hotline Phan Hoàng Gia 0933.427.499 của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Lời kết
Việc sửa bếp từ tại nhà sẽ rất dễ thực hiện đối với các lỗi đơn giản. Tuy nhiên, đối với các vấn đề phức tạp hơn, bạn nên mang đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa hoặc liên hệ các kĩ thuật viên chuyên nghiệp nhất nhé. Trong trường hợp bếp bị hư hại quá nặng, bạn nên cân nhắc đổi bếp mới để đảm bảo an toàn và hiệu quả nấu nướng.